VOV4.VOV.VN – Buôn Dơng Bắk xã Yang Tao, huyện Lắk, Đắk Lắk được coi là nơi duy nhất ở Tây Nguyên hiện còn nghề gốm cổ truyền của người M’nông R’lâm. Mỗi sản phẩm gốm của người M’nông R’lâm là độc bản.
Trong số nhánh địa phương của dân tộc M’nông, chỉ có người M’nông R’lâm có nghề làm gốm. Phụ nữ M’nông buôn Dơng Bắk trình diễn làm gốm tại tại Quảng trường Hoa viên trung tâm huyện Lắk trong Ngày hội đua thuyền độc mộc 3/2023.
Nguyên liệu làm gốm là đất sét. Người M’nông R’lâm chỉ lấy đất sét từ các ruộng dưới chân núi Chư Yang Sin làm gốm. Đất sạch, dẻo, có màu nâu sẫm đặc trưng. Họ phải lấy đất ở những nơi có nước sạch, không pha cát. Khi nung gốm sẽ không bị nứt, bể. Đặc biệt, đất lấy từ các ruộng của buôn Biắk ở Đác Sang mới sẽ cho gốm bền, đẹp.
Đất sét sau khi lấy về sẽ được sàng loại bỏ tạp chất. Sau đó, nghệ nhân phun nước cấp ẩm là có thể sử dụng để tạo hình gốm. Trước tiên, họ đặt lên một thân gỗ to hình trụ làm cối và dùng thân cây nhỏ hơn làm chày giã đều lên đất.
Dụng cụ giã đất. Đất càng giã kỹ càng nhuyễn, làm gốm sẽ dễ hơn
Sự kết dính của đất được nhân lên gấp nhiều lần bởi những nhịp chày không ngơi nghỉ.
Đất bắt đầu được nhào nặn bởi đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ.
Bí quyết của nghề làm gốm cổ truyền của người M’nông R’lâm do những người phụ nữ nắm giữ. Đó là nghề mẹ truyền, con nối.
Những ngón tay nhẹ nhàng nắn nắn, bóp bóp tạo khối cho đất
Miệt mài và cần mẫn, đây là dáng vẻ của những người phụ nữ khi nặn gốm. Bao giờ cũng là dáng hình cong cong như thế.
Tạo lòng cho gốm bằng những ngón tay
Người M’nông R’lâm không dùng bàn xoay tạo hình cho gốm. Trên khối gỗ trụ cao khoảng 30 – 40cm, đường kính khoảng 20cm, họ dùng ngón tay của mình vừa miết, vừa nắn đất. Đôi chân cũng từng bước di chuyển vòng tròn quanh khối gỗ trụ theo nhịp miết của tay.
Thậm chí, dùng cả móng tay để vuốt đất, tạo khối
Khi tạo tác, bên cạnh họ bao giờ cũng có bình nước, thanh tre nhỏ, chẻ bè mỏng và khăn thấm nước. Thỉnh thoảng họ sẽ thấm nước vào đất để đất mềm, dễ dàng cho tạo hình.
Dùng thanh tre để miết, tạo độ thanh mảnh, độ bóng cho gốm
Qua bao nhiêu vòng xoay mệt mỏi, những chiếc bình, chiếc ché, chiếc nồi hay bát nhỏ… dần hình thành. Sản phẩm gốm có thể để trơn, hoặc người thợ có thể dùng cành củi, que tre, lá, móng tay tạo hoa văn tùy thích. Sau khi phơi khô, họ sẽ tiến hành chà láng đánh bóng sản phẩm bằng viên đá trắng
Tạo hình sản phẩm được xem là công đoạn khó nhất trong quá trình làm gốm. Bởi nó phụ thuộc hoàn toàn vào đôi tay và trí tưởng tượng của người nghệ nhân. Chính vì thế, mỗi sản phẩm gốm của người M’nông R’lâm là độc bản.
Đôi tay làm nên hồn gốm
Khi gốm khô hoàn toàn họ chọn ngày nắng đẹp đi nung gốm. Người M’nông R’lâm nung gốm lộ thiên. Trên nền đất trống, họ lót củi khô rồi xếp gốm lên trên theo thứ tự: vật nhỏ xếp giữa, vật lớn hơn xếp xung quanh, rồi phủ củi, rơm, trấu và đốt. Thời gian nung tùy thuộc vào số lượng gốm. Gốm chín sẽ có màu đen bóng đặc trưng.
Màu men đặc trưng của gốm người M’nông R’lâm
Gốm của người M’nông giờ đây không chỉ phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Nó còn trở thành sản phẩm thu hút khách du lịch đến với Yang Tao. Không chỉ được xem nghệ nhân làm gốm, du khách còn có thể tham gia vào các công đoạn làm gốm cùng các nghệ nhân.
Có thể bạn quan tâm
The Ultimate Overview to Online Slot Games
Ideal Settlement Approaches for Online Casino Sites
Rating Online Casinos: Your Guide to Locating the Best Gaming Experience
Mejores Casino Sites Mastercard: A Comprehensive Overview